Mirai.edu.vn - Kiến Thức Tiếng Nhật Hữu Ích

Nio – Tượng hộ mệnh linh thiêng bảo vệ cổng chùa

Tháng Mười Một 21, 2023 by mirai.edu.vn

Những bức tượng bảo hộ chùa là một cảnh quen thuộc tại các ngôi chùa Phật giáo ở Đông Á. Mỗi quốc gia lại có tên gọi riêng, và ở Nhật Bản, tượng bảo hộ này được biết đến với tên gọi là Nio.

Mục Lục Bài Viết

  • Nio là gì?
  • Gắn bó với cuộc sống người Nhật xưa

Nio là gì?

“Nio – 仁王” (Nhân Vương) là những bức tượng thần bảo hộ, thường được đặt tại ngôi chùa Phật giáo. Tên chính thức của Nio là “Shukongoshin – 執金剛神” (Chấp Kim Cang Thần), hay còn được gọi là “Kongo rikishi – 金剛力士” (Kim Cang Lực Sĩ). Ban đầu chỉ có một vị thần chịu trách nhiệm bảo vệ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng sau đó, hai vị thần này được phân chia thành Guhyapada (Misshaku Kongo trong tiếng Nhật, tức Mật Tích Kim Cang) và Narayaṇa (tiếng Nhật: Naraen Kongo, tức Na La Diên Kim Cang).

Hai bức tượng thần này với khuôn mặt hung dữ thường được đặt ở hai bên cổng chùa, biểu thị rằng họ là người bảo vệ nơi Đức Phật được thờ cúng. Một tay của tượng cầm một vũ khí cổ xưa gọi là Vajra, dùng để chống lại sự ác. Thần Nio mặc chiếc váy dài có tên là “Mo”, để lộ phần thân cơ bắp, với vùng bụng căng và đường gân nổi lên, tượng trưng cho sức mạnh toàn diện của họ. Truyền thuyết kể rằng thần có khả năng điều khiển sấm sét.

Khám Phá Thêm:   Dinh thự Himuro: Địa điểm bí ẩn là cảm hứng cho game sinh tồn Fatal Frame

Gắn bó với cuộc sống người Nhật xưa

Theo sử gia Nhật Bản Ichisaka Taro, trong cuốn sách Nio viết năm 2009, hình ảnh mạnh mẽ của các bức tượng này phù hợp với gia tộc Samurai, trong thời kỳ lên ngôi ở Kamakura. Đối với những người thường xuyên tham gia vào chiến đấu, hình ảnh mạnh mẽ của thần Nio trở thành biểu tượng của sức mạnh và sự cứu rỗi.

Từ thời kỳ Edo (1603 – 1868), việc thờ cúng Nio với hình thể mạnh mẽ được cho là đem lại sức khỏe và đôi chân vững chắc. Do đó, tượng Nio trở nên phổ biến trong dân gian. Đặc biệt, ở hai bên cổng Niomon của chùa Hyakusaiji, tỉnh Shiga, có treo một đôi dép rơm khổng lồ được cho là là phiên bản lớn của đôi dép của Nio. Mỗi đôi dép mới được dệt lại sau 10 năm.

Thời kỳ Edo cũng là thời điểm mà dịch bệnh sởi và đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Người ta tin rằng nếu một đứa trẻ đi qua giữa hai chân của Nio, các triệu chứng của chúng sẽ giảm bớt. Nghi thức này được gọi là Matakuguri và vẫn được duy trì cho đến ngày nay trên khắp Nhật Bản, nhằm cầu mong sức khỏe và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ.

Dù mang vẻ bề ngoài hung dữ, Nhật Bản xem Nio không chỉ là một vị thần đáng sợ, mà là biểu tượng gần gũi và ấm áp trong tâm hồn người dân. Mirai.edu.vn – Kiến Thức Tiếng Nhật Hữu Ích

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Khám Phá Thêm:   Cuộc sống của những bóng hồng trong thế giới Yakuza

Bài Viết Liên Quan

SpoGomi, cuộc thi nhặt rác được nâng tầm thành World Cup
SpoGomi, cuộc thi nhặt rác được nâng tầm thành World Cup
Nhuộm và dệt Kimono
Nhuộm và dệt Kimono
5 giai điệu thân thương bạn sẽ nhớ da diết khi rời xa Nhật Bản
5 giai điệu thân thương bạn sẽ nhớ da diết khi rời xa Nhật Bản
Bài viết trước: « Tanbo Art: Nghệ thuật vẽ tranh trên đồng ruộng độc đáo của Nhật Bản
Bài viết tiếp theo: 10 lễ hội kỳ lạ đáng mong chờ trong năm »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Đánh Giá Trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín, Hà Nội Có Tốt Không?    
  • Đánh giá Trường THPT Lê Lợi có tốt không?
  • Sơ Đồ Tư Duy Hạnh Phúc Của Một Tang Gia || Mirai.edu.vn Math
  • Đánh Giá Trường THPT Ngô Quyền – Hồ Chí Minh có tốt không?
  • Đánh giá Trường THPT Xuân Khanh  có tốt không?
  • Đánh Giá Trường THPT Trường Xuân – Đồng Tháp Có Tốt Không?
  • Đánh giá Trường THPT Yên Lãng – Huyện Mê Linh, Hà Nội có tốt không? 
  • Tư Duy Hệ Thống Là Gì? Cách Tư Duy Hệ Thống Trong Công Việc
  • Đánh giá Trường THPT Thực nghiệm có tốt không?
  • Đánh giá trường THPT Bình Hưng Hòa – TP HCM có tốt không?

Copyright © 2023 · Mientrung.edu.vn- Blog Mẹo Vặt, Thông Tin Kiến Thức Đa Dạng