Nhật Bản là một quốc gia giàu truyền thống và nền văn hóa đa dạng. Trên các con phố cổ kính ở Kyoto, khu phố mua sắm tấp nập tại Osaka và thủ đô Tokyo không bao giờ ngủ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều dấu hiệu in trên những tấm Noren treo trước quán ăn, đuôi mái ngói trong các đình chùa, bảng hiệu cửa hàng bán đồ ăn truyền thống hoặc quà lưu niệm. Những hoa văn tinh tế, hình thù đa dạng, nhiều màu sắc và kết cấu hài hòa. Các hoa văn này xuất hiện trên áo kimono, đai của võ sĩ sumo và ngay cả trên mặt trống, khay trà. Ngoài ra, những hoạ tiết đen hoặc trắng trên lồng đèn trước các tửu quán cũng đóng vai trò trang trí và xác định thương hiệu của môn hộ. Đó chính là Kamon (Gia văn), một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.
Kamon – Dấu hiệu của tầng lớp cao quý
Kamon đã ghi dấu ấn đặc sắc của mình trong lịch sử Nhật Bản suốt hàng ngàn năm. Hầu hết các Kamon đều được sắp đặt thành hình tròn, với những họa tiết đặc sắc như hoa lá, cây cỏ, động vật hoặc hiện tượng thiên nhiên phản ánh tên họ của người Nhật.
Người Nhật rất quan trọng việc phân biệt thị tộc, tính dòng họ và miêu tự (họ). Trước cải cách Taika, người Nhật chỉ có tên, chưa có họ. Sau cải cách này, các thân vương và dòng dõi Thiên hoàng được phong làm quý tộc tại các vùng khác nhau. Có 4 thị tộc lớn chính là Minamoto, Daira, Fujiwara và Tachibana. Những gia văn này trở thành biểu tượng cho những dòng họ quý tộc. Kamon đã xuất hiện từ thời đại Heian với mục đích phân biệt tầng lớp cao quý và thấp hèn trong xã hội.
Khi bá tánh được đặt họ, số lượng Kamon gia tăng
Sau thời Edo, chính quyền Mạc phủ mất hết quyền lực và Minh Trị Thiên Hoàng giành lại quyền chính trị. Từ niên hiệu Minh Trị (1868) trở đi, tất cả người Nhật đều được mang họ, bất kể là quý tộc hay thường dân. Khi có họ, ý thức gia tộc và thị danh bám rễ rất mạnh. Giống như các giai cấp samurai và công gia ngày xưa, dân chúng bắt đầu đặt gia văn phỏng theo những gia văn đã có hoặc tự tạo ra nhiều gia văn khác. Người Nhật sử dụng các hình tượng thiên nhiên, hoa lá, cây cỏ, động vật, mặt trời, mặt trăng và nhiều hiện tượng tự nhiên khác để trang trí gia văn. Gia văn đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và không chỉ có ý nghĩa ban đầu là phân chia tôn ti trong xã hội, hay nhận biết địch và ta trên chiến trận, mà còn mang tính trang trí và biểu tượng phân biệt gia đình hoặc môn hộ. Hiện nay, đã có hơn 241 dạng gia văn, với khoảng 5116 môn hộ có gia văn và ước tính gần 20.000 gia văn đang được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu có cơ hội, bạn hãy để ý và ghi nhớ những Kamon này khi bạn thăm quan Nhật Bản.
Gia văn của 4 thị tộc lớn
Dưới đây là hình ảnh của gia văn của 4 thị tộc lớn nhất:
10 dòng họ lớn ở Nhật Bản
Theo thống kê của Cục Dân số Nhật Bản, có khoảng 114.000 họ, trong đó 10 họ lớn sau đây chiếm gần 10% dân số (tức khoảng 120 triệu người trong 12 triệu người sẽ mang những họ này): Yoshida, Yamada, Saito, Sasaki, Yamaguchi, Matsumoto, Kimura, Inoue, Shimizu, Hayashi, Abe, Yamazaki, Ikeda, Nakajima, Mori, Ishikawa, Hashimoto, Ogawa, Ishii và Hasegawa.
Ý nghĩa của một số loại gia văn mang hình ảnh thiên nhiên
Dưới đây là hình ảnh của một số gia văn mang hình ảnh thiên nhiên:
Những logo nổi tiếng
Dưới đây là hình ảnh của một số logo nổi tiếng:
Mirai.edu.vn – Kiến Thức Tiếng Nhật Hữu Ích