Mirai.edu.vn - Kiến Thức Tiếng Nhật Hữu Ích

Mottainai: Học người Nhật xưa để sống bền vững hơn

Tháng Mười Một 17, 2023 by mirai.edu.vn

Đại diện cho một khía cạnh quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, triết lý Mottainai đang thu hút sự quan tâm và áp dụng từ cả thế giới nhằm xây dựng một xã hội bền vững và có trách nhiệm.

Mục Lục Bài Viết

  • Mottainai là gì?
  • Mottainai và mối liên hệ với Phật giáo, Thần đạo
  • Mottainai trong đời sống hiện đại
  • Wangari Maathai – người lan tỏa tinh thần Mottainai ra thế giới

Mottainai là gì?

“Mottainai – もったいない” là một thán từ trong tiếng Nhật, cụ thể hơn, nó thể hiện sự thất vọng, chán ghét khi nhìn thấy một đồ vật hay tài nguyên bị lãng phí. Từ này đã xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày của người dân Nhật từ thời thơ ấu. Tinh thần Mottainai có cốt lõi là trân trọng tất cả những gì tồn tại trên Trái đất và không lãng phí mọi thứ, dù là nhỏ nhặt nhất.

Với một quốc gia có hạn chế về tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai và đã có hơn hai thế kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài, việc tiết kiệm, giữ gìn, tái sử dụng và tái chế đã trở thành cách để người Nhật vượt qua những thảm họa và phát triển mạnh mẽ về kinh tế.

Mottainai có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Ví dụ, trong gia đình, mọi người không để thừa hạt cơm trong bát, không lãng phí nguồn nước sạch. Hơn nữa, cách chiếc khăn furoshiki được sử dụng để gói, đựng đồ đạc và có thể tái sử dụng nhiều lần. Trong nghệ thuật và thủ công, Mottainai biểu hiện ở việc tận dụng kimono cũ để làm quạt, dép nuno zori, và đỉnh cao là nghệ thuật Kintsugi – sử dụng sơn mài cùng bột vàng, bạc để sửa chữa gốm vỡ, vừa phục hồi lại món đồ bị hư hỏng, vừa khiến nó trở nên đẹp đẽ như một tác phẩm nghệ thuật đậm tính Wabi Sabi.

Khám Phá Thêm:   Những tình huống hài hước khi bố mẹ Nhật đặt tên cho con

Mottainai và mối liên hệ với Phật giáo, Thần đạo

Mottainai có nguồn gốc từ Thần đạo (Shinto) – tôn giáo bản địa của người Nhật. Trong Thần đạo, tin rằng mọi vật đều có linh hồn (Kami) trú ngụ bên trong và con người cần thiết phải duy trì mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Theo niềm tin đó, Kami không chỉ tồn tại trong đất, nước, cây cối mà ngay cả trong những đồ vật do con người tạo ra. Có câu chuyện về Tsukumogami, nôm na là linh hồn của những đồ vật. Người ta tin rằng khi một món đồ phục vụ chủ nhân được 100 năm, nó sẽ trở nên có linh hồn.

Ngoài ra, Mottainai cũng có nguồn gốc từ triết lý nhà Phật. Tu tập Phật giáo nhấn mạnh vào việc thực hành tiết kiệm để tập trung đạt được giác ngộ. Điều này củng cố niềm tin về nguồn gốc của Mottainai.

Mottainai trong đời sống hiện đại

Mặc dù Mottainai là một triết lý tốt đẹp hướng đến sự bền vững, nhưng khó để nói rằng liệu xã hội Nhật Bản đang thực sự sống theo tiêu chuẩn này trong thời hiện đại. Nhật Bản được biết đến là một đất nước sạch sẽ, nhưng vẫn đang gặp vấn đề với nhựa khi xếp thứ hai trong số các quốc gia thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, dù tỷ lệ tái chế của họ lên đến 85%. Hơn nữa, bao bì tại đất nước này thường được đánh giá là “quá đà” với nhiều lớp bọc, hộp đôi khi không cần thiết. Và lãng phí thực phẩm cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản đang phải đối mặt.

Khám Phá Thêm:   Những phát minh của người Nhật khiến thay đổi thế giới (P.1)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Nhật nhìn nhận rằng trong thời kỳ Edo, đất nước của họ đã làm được cái mà chúng ta công nhận là “xã hội bền vững”. Nhiều người đang tìm hiểu thêm về hệ thống xã hội và áp dụng “trí tuệ thời Edo” cùng triết lý Mottainai trong cuộc sống đương đại.

Kamikatsu, một thị trấn nhỏ yên bình ở tỉnh Tokushima, trên đảo Shikoku, đã trở thành hình mẫu cho một xã hội không tạo ra rác thải. Thị trấn này đã thành công tái chế được hơn 80% rác thải của mình. Người dân ở Kamikatsu được khuyến khích phân chia rác thành 45 loại để dễ dàng tái chế, mỗi hộ gia đình cũng được cung cấp máy ủ rác để ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa. Một cửa hàng đồ cũ là nơi người dân chia sẻ những món đồ mình không còn sử dụng và lấy đi những thứ mình cần.

Nhiều nỗ lực từ chính phủ và chính quyền địa phương Nhật Bản cũng đã được triển khai, như việc cắt giảm tối đa nhựa dùng một lần và ban hành luật chống lãng phí thực phẩm. Điều này cho thấy sự cam kết của Nhật Bản trong việc xây dựng một xã hội bền vững.

Wangari Maathai – người lan tỏa tinh thần Mottainai ra thế giới

Mottainai bắt đầu trở nên phổ biến sau khi được lan tỏa bởi nhà hoạt động môi trường người Kenya, bà Wangari Maathai. Sau khi đến thăm Nhật Bản vào năm 2005 và bị ấn tượng sâu sắc bởi triết lý Mottainai, bà quyết định lan tỏa nó với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề lãng phí.

Khám Phá Thêm:   Amabie: Yokai sở hữu quyền năng xua đuổi dịch bệnh

Với sự hỗ trợ từ tòa soạn The Mainichi và tập đoàn Itochu, “Chiến dịch Mottainai” (Mottainai Campaign) đã ra đời. Đây là một chiến dịch dựa trên nguyên tắc 3R (Reduce – Reuse – Recycle) cùng với nguyên tắc “Respect” (Sự tôn trọng) dành cho nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất.

Mặc dù bà Wangari Maathai đã qua đời vào năm 2011, công cuộc đấu tranh của bà vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều người trên toàn thế giới. Bà từng nói: “Mottainai là một từ ngữ tuyệt vời, chưa từng xuất hiện ở đâu trên thế giới”.

Mottainai không chỉ là một triết lý của người Nhật mà là một thông điệp về sự sống bền vững và trách nhiệm chung đối với môi trường và tài nguyên. Chúng ta nên học hỏi và áp dụng tri thức của người Nhật vào cuộc sống hàng ngày, để hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Mirai.edu.vn – Kiến Thức Tiếng Nhật Hữu Ích
[Mirai.edu.vn]

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

SpoGomi, cuộc thi nhặt rác được nâng tầm thành World Cup
SpoGomi, cuộc thi nhặt rác được nâng tầm thành World Cup
Nhuộm và dệt Kimono
Nhuộm và dệt Kimono
5 giai điệu thân thương bạn sẽ nhớ da diết khi rời xa Nhật Bản
5 giai điệu thân thương bạn sẽ nhớ da diết khi rời xa Nhật Bản
Bài viết trước: « Lễ hội Tuyết “Yuki Matsuri”
Bài viết tiếp theo: Hatsuyume: Giấc mơ điềm báo đầu năm mới của người Nhật »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Đánh giá trường THPT Trần Văn Giàu – TP Hồ Chí Minh có tốt không?
  • Đánh giá Trường THPT An Dương Vương –  Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh có tốt không
  • Đánh Giá Trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín, Hà Nội Có Tốt Không?    
  • Đánh giá Trường THPT Lê Lợi có tốt không?
  • Sơ Đồ Tư Duy Hạnh Phúc Của Một Tang Gia || Mirai.edu.vn Math
  • Đánh Giá Trường THPT Ngô Quyền – Hồ Chí Minh có tốt không?
  • Đánh giá Trường THPT Xuân Khanh  có tốt không?
  • Đánh Giá Trường THPT Trường Xuân – Đồng Tháp Có Tốt Không?
  • Đánh giá Trường THPT Yên Lãng – Huyện Mê Linh, Hà Nội có tốt không? 
  • Tư Duy Hệ Thống Là Gì? Cách Tư Duy Hệ Thống Trong Công Việc

Copyright © 2023 · Mientrung.edu.vn- Blog Mẹo Vặt, Thông Tin Kiến Thức Đa Dạng